NÓNG: Bà Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh

   

Ngày 14/10, bị can Nguyễn Phương Hằng và gia đình tiếp tục có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, Viện KSND TPHCM đề nghị xin được bảo lãnh tại ngoại, sau một thời gian bị tạm giam.

Cách đây ít ngày, ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1990, ngụ quận 7, TP.HCM) đã gửi đơn đến Cơ quan CSĐT- Công an TP.HCM, VKSND TP.HCM, TAND TP.HCM xin giảm án cho mẹ là bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, CEO Công ty CP Đại Nam). Lý do mà ông Tuấn xin khoan hồng cho mẹ là do các tình tiết bà Hằng có những đóng góp cho hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 vừa qua.

NÓNG: Bà Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh - Hình 1

Cũng trong đơn này, ông Tuấn cho biết, thông qua luật sư ông biết trong quá trình điều tra vụ án, bà Nguyễn Phương Hằng đã nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn năn hối cải và cam kết không tái diễn hành vi sai phạm. Do đó, ông Tuấn xin cơ quan có thẩm quyền khoan hồng giảm nhẹ hình phạt và xin bảo lãnh cho mẹ để chữa bệnh.

Ngày 14/10, bị can Nguyễn Phương Hằng và gia đình tiếp tục có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, Viện KSND TPHCM đề nghị xin được bảo lãnh tại ngoại, sau một thời gian bị tạm giam. Theo nội dung đơn, về lý do xin được tại ngoại, bị can Nguyễn Phương Hằng cho biết, bản thân từ trước đến nay đã có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong đại dịch COVID-19. Đồng thời, gia đình muốn bảo lãnh bị can ra ngoài để được điều trị bệnh cho bà Hằng.

NÓNG: Bà Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh - Hình 2

Trước đó trong đơn, ông Tuấn viết: “điều này được thể hiện qua hàng loạt thư cảm ơn, bằng khen, giấy khen, giấy tri ân …. của nhiều cơ quan, tổ chức xã hội trao tặng để ghi nhận mẹ tôi và Công ty cổ phần Đại Nam, quỹ Hằng Hữu do mẹ tôi là giám đốc điều hành có đóng góp công sức, ủng hộ, hoạt động nhân đạo”.

Đồng thời ông Tuấn cũng nêu rõ “thông qua luật sư được biết qua các buổi hỏi cung, mẹ tôi đã nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn năn hối cải và cam kết không tái diễn hành vi sai phạm. Mong các cơ quan tiến hành tố tụng khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt đến mức thấp nhất cho mẹ tôi và xin được bảo lãnh cho mẹ tôi tại ngoại để điều trị bệnh cho đến khi kết thúc vụ án”.

NÓNG: Bà Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh - Hình 3

Trao đối với P.V VietNamNet, luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn luật sư TP.HCM) cho hay, việc xem xét cho tại ngoại hay không thì phải có nhiều yếu tố. Đầu tiên, phải có điều kiện bảo lĩnh và người thực hiện hành vi bị cho là phạm tội có thái độ thành khẩn khai, ăn năn hối cải; có nơi cư trú ổn định, rõ ràng và phải có cam kết chấp hành lệnh triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng khi có thư mời hoặc triệu tập để giải quyết vụ án. Điều này cơ quan tố tụng sẽ xem xét, đánh giá tất cả các yếu tố để quyết định cho tại ngoại hay không.

Về trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng, cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đánh giá thái độ, ý thức trong quá trình điều tra có nhận ra được sai phạm của mình hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc đánh giá của CQĐT và Viện kiểm sát.

NÓNG: Bà Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh - Hình 4

Còn nếu bị bệnh, tùy từng trường hợp, cơ sở trại giam sẽ thực hiện việc khám chữa bệnh cho bị can, bị cáo; nếu rơi vào trường hợp bệnh nặng hoặc có dấu hiệu bệnh như tâm thần hoặc mất năng lực về hành vi thì phải trưng cầu giám định, mới biết được bị can, bị cáo có rơi vào trường hợp đó không.

Nếu kết quả trưng cầu giám định thể hiện bị can, bị cáo hạn chế về năng lực hành vi hoặc là có dấu hiệu tâm thần thì phải thực hiện chữa bệnh bắt buộc. Đối với trường hợp bị can Nguyễn Phương Hằng, cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ thực hiện việc khám bệnh để xác định tình trạng bệnh của bị can.

NÓNG: Bà Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh - Hình 5

NÓNG: Bà Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh - Hình 6

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên) cho hay, căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 121, Bộ luật tố tụng hình sự, người được phép bảo lĩnh cho người bị tam giam gồm: Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình; Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh (và phải có ít nhất 02 người).

Người bảo lĩnh là người thân thích của bị can, bị cáo (gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột).

https://vietgiaitri.com/nong-ba-phuong-hang-xin-duoc-bao-lanh-tai-ngoai-de-chua-benh-20221014i6693474/