Làm mới chiêu lừa cũ, vẫn có người 'sập bẫy'

   

Thời gian qua, chiêu trò giả danh công an, Viện KSND, các cơ quan chức năng để đe dọa, dẫn dụ các nạn nhân chuyển tiền đã được cơ quan chức năng cảnh báo khá nhiều. Tuy nhiên, với cách lừa đảo tinh vi, thủ đoạn không ngừng thay đổi, các đối tượng lừa đảo vẫn dễ dàng móc túi nạn nhân từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Một bị hại đến trình báo cơ quan Công an tỉnh về trường hợp bị lừa mất tiền. Ảnh: T.Tâm

* Kịch bản hoàn hảo

Nếu như trước đây, các đối tượng lừa đảo khi giả cơ quan chức năng gọi điện sẽ trực tiếp hù dọa nạn nhân có liên quan đến đường dây tội phạm, còn hiện nay, các đối tượng dẫn dụ bằng nhiều cách khiến nạn nhân mất cảnh giác.

Anh V.M. (ngụ TP.Biên Hòa) kể, vào ngày 4-8, khi đang ngồi ở nhà thì nhận được một cuộc điện thoại từ số lạ báo là số điện thoại của anh  sẽ bị khóa sau 2 tiếng nữa. Để biết thêm thông tin thì bấm phím theo hướng dẫn. Tin là thật nên anh M. bấm phím theo yêu cầu và gặp được một người tự xưng là người của Bộ TT-TT giải thích số điện thoại bị khóa là do anh M. đã dùng số này để mở một tài khoản ngân hàng tại Hà Nội. Anh M. đã kêu gọi quyên góp số tiền hơn 98 triệu đồng và bị mạnh thường quân tố cáo hành vi lừa đảo.

Dù giải thích bản thân không có tài khoản đó nhưng đối tượng lại dọa và nói sẽ nối máy đến Bộ Công an để anh M. trình báo sự việc và đề nghị công an lập văn bản xác nhận báo án. Lúc này, anh được cho biết, anh có liên quan đến một chuyên án rửa tiền hơn 20 tỷ đồng của người tên Nguyễn Thành Phúc nên anh phải chuyển 200 triệu đồng vào tài khoản đối tượng cung cấp để kiểm tra số tiền này không liên quan trong chuyên án. Sau khi chuyển tiền thì anh M. mới biết mình mất 200 triệu đồng nên đã trình báo cơ quan công an.

Tương tự, sau khi bị lừa mất số tiền gần 5 tỷ đồng vào đầu tháng 9-2022, ông C.N. (65 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) đã chịu cú sốc rất lớn về tinh thần dẫn đến sức khỏe sa sút nghiêm trọng. Trong đơn ông N. kể lại, ông nhận được những cuộc gọi lạ, sau đó, có người nói triệu tập ông ra Hà Nội điều tra do ông liên quan đến hành vi phạm tội mua bán ma túy.

Dù khẳng định bản thân không liên quan nhưng các đối tượng cố tình đe dọa và nói ông N. phải lập tức đến công an trình diện nếu không sẽ bị bắt. Mức án ông N. có thể phải ngồi tù từ 2-10 năm. Vì quá lo sợ và nhằm chứng minh sự trong sạch của bản thân, ông N. đã chuyển tiền cho các đối tượng gần 5 tỷ đồng và mất hết.

* Thủ đoạn tinh vi

Trung tá Nguyễn Gia Định, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh cho hay, tình trạng người dân sử dụng điện thoại thông minh truy cập vào các trang web rất nhiều. Từ đó nhiều thông tin cá nhân (tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, mối quan hệ gia đình, bạn bè…) bị đánh cắp, tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 Sau khi nắm rõ về “con mồi”, đối tượng lừa đảo sẽ giả danh nhân viên bưu điện, ngân hàng hoặc cán bộ xử lý tai nạn giao thông… gọi đến cho người dân thông báo về việc có một quyết định, văn bản vi phạm hoặc thông báo về khoản nợ ngân hàng đến hẹn phải trả hoặc các loại giấy tờ triệu tập của ngành công an, tòa án, Viện Kiểm sát  liên quan trong một vụ phạm pháp nào đó.

Để thuyết phục bị hại, các đối tượng lừa đảo còn chuyển máy cho một người giả danh công an, viện kiểm  sát, tòa án… trao đổi trực tiếp với bị hại về vấn đề sai phạm. Sau đó người tự xưng là cơ quan chức năng sẽ yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản chỉ định để kiểm tra. Nếu thấy không có vấn đề nghi ngờ thì sẽ chuyển trả lại tiền cho bị hại.

Cao tay hơn, trong trường hợp bị hại không đồng ý chuyển tiền vào tài khoản chỉ định, các đối tượng sẽ yêu cầu bị hại tự mở một tài khoản khác với thông tin họ tên của chính mình. Sau đó chuyển số tiền trong tài khoản cũ của bị hại sang tài khoản mới. Nếu không làm theo sẽ bị bắt giữ. Đồng thời lúc này các đối tượng sẽ làm các lệnh bắt giả gửi qua Zalo, Facebook… cho bị hại thấy. Vừa lo sợ lại tin tưởng tiền chuyển vào tài khoản của bản thân sẽ không thể mất nên bị hại đã làm theo

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giao dịch chuyển tiền, các đối tượng buộc bị hại phải cài một loại app có hình đại diện là logo ngành công an hoặc viện kiểm sát….  App sẽ yêu cầu người dùng cho phép phần mềm này nhận tin nhắn SMS hoặc mã OTP từ ngân hàng thông báo. Do đó sau khi bị hại vừa chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác thì các đối tượng sẽ sử dụng công nghệ cao để rút tiền từ tài khoản mới của bị hại.

“Nhiều người nghĩ từ tài khoản của mình chuyển vào một tài khoản khác của mình thì không thể mất. Thế nhưng với khả năng công nghệ cao, các đối tượng đã thực hiện thủ đoạn tinh vi rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản” - trung tá Định cho hay.

Thượng tá NGUYỄN ĐÌNH KHUYÊN, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh khẳng định, cơ quan công an cũng như các cơ quan tố tụng luôn làm việc trực tiếp và không bao giờ làm việc hoặc yêu cầu người dân chuyển tiền thông qua điện thoại, mạng xã hội. Do đó, người dân phải luôn tỉnh táo để không rơi vào bẫy lừa đảo. Trong trường hợp đã bị mất tiền giống như thủ đoạn nêu trên thì cần đến cơ quan công an trình báo sớm nhất.

Tố Tâm* Kịch bản hoàn hảo

Nếu như trước đây, các đối tượng lừa đảo khi giả cơ quan chức năng gọi điện sẽ trực tiếp hù dọa nạn nhân có liên quan đến đường dây tội phạm, còn hiện nay, các đối tượng dẫn dụ bằng nhiều cách khiến nạn nhân mất cảnh giác.

Anh V.M. (ngụ TP.Biên Hòa) kể, vào ngày 4-8, khi đang ngồi ở nhà thì nhận được một cuộc điện thoại từ số lạ báo là số điện thoại của anh  sẽ bị khóa sau 2 tiếng nữa. Để biết thêm thông tin thì bấm phím theo hướng dẫn. Tin là thật nên anh M. bấm phím theo yêu cầu và gặp được một người tự xưng là người của Bộ TT-TT giải thích số điện thoại bị khóa là do anh M. đã dùng số này để mở một tài khoản ngân hàng tại Hà Nội. Anh M. đã kêu gọi quyên góp số tiền hơn 98 triệu đồng và bị mạnh thường quân tố cáo hành vi lừa đảo.

Dù giải thích bản thân không có tài khoản đó nhưng đối tượng lại dọa và nói sẽ nối máy đến Bộ Công an để anh M. trình báo sự việc và đề nghị công an lập văn bản xác nhận báo án. Lúc này, anh được cho biết, anh có liên quan đến một chuyên án rửa tiền hơn 20 tỷ đồng của người tên Nguyễn Thành Phúc nên anh phải chuyển 200 triệu đồng vào tài khoản đối tượng cung cấp để kiểm tra số tiền này không liên quan trong chuyên án. Sau khi chuyển tiền thì anh M. mới biết mình mất 200 triệu đồng nên đã trình báo cơ quan công an.

Tương tự, sau khi bị lừa mất số tiền gần 5 tỷ đồng vào đầu tháng 9-2022, ông C.N. (65 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) đã chịu cú sốc rất lớn về tinh thần dẫn đến sức khỏe sa sút nghiêm trọng. Trong đơn ông N. kể lại, ông nhận được những cuộc gọi lạ, sau đó, có người nói triệu tập ông ra Hà Nội điều tra do ông liên quan đến hành vi phạm tội mua bán ma túy.

Dù khẳng định bản thân không liên quan nhưng các đối tượng cố tình đe dọa và nói ông N. phải lập tức đến công an trình diện nếu không sẽ bị bắt. Mức án ông N. có thể phải ngồi tù từ 2-10 năm. Vì quá lo sợ và nhằm chứng minh sự trong sạch của bản thân, ông N. đã chuyển tiền cho các đối tượng gần 5 tỷ đồng và mất hết.

* Thủ đoạn tinh vi

Trung tá Nguyễn Gia Định, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh cho hay, tình trạng người dân sử dụng điện thoại thông minh truy cập vào các trang web rất nhiều. Từ đó nhiều thông tin cá nhân (tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, mối quan hệ gia đình, bạn bè…) bị đánh cắp, tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 Sau khi nắm rõ về “con mồi”, đối tượng lừa đảo sẽ giả danh nhân viên bưu điện, ngân hàng hoặc cán bộ xử lý tai nạn giao thông… gọi đến cho người dân thông báo về việc có một quyết định, văn bản vi phạm hoặc thông báo về khoản nợ ngân hàng đến hẹn phải trả hoặc các loại giấy tờ triệu tập của ngành công an, tòa án, Viện Kiểm sát  liên quan trong một vụ phạm pháp nào đó.

Để thuyết phục bị hại, các đối tượng lừa đảo còn chuyển máy cho một người giả danh công an, viện kiểm  sát, tòa án… trao đổi trực tiếp với bị hại về vấn đề sai phạm. Sau đó người tự xưng là cơ quan chức năng sẽ yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản chỉ định để kiểm tra. Nếu thấy không có vấn đề nghi ngờ thì sẽ chuyển trả lại tiền cho bị hại.

Cao tay hơn, trong trường hợp bị hại không đồng ý chuyển tiền vào tài khoản chỉ định, các đối tượng sẽ yêu cầu bị hại tự mở một tài khoản khác với thông tin họ tên của chính mình. Sau đó chuyển số tiền trong tài khoản cũ của bị hại sang tài khoản mới. Nếu không làm theo sẽ bị bắt giữ. Đồng thời lúc này các đối tượng sẽ làm các lệnh bắt giả gửi qua Zalo, Facebook… cho bị hại thấy. Vừa lo sợ lại tin tưởng tiền chuyển vào tài khoản của bản thân sẽ không thể mất nên bị hại đã làm theo

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giao dịch chuyển tiền, các đối tượng buộc bị hại phải cài một loại app có hình đại diện là logo ngành công an hoặc viện kiểm sát….  App sẽ yêu cầu người dùng cho phép phần mềm này nhận tin nhắn SMS hoặc mã OTP từ ngân hàng thông báo. Do đó sau khi bị hại vừa chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác thì các đối tượng sẽ sử dụng công nghệ cao để rút tiền từ tài khoản mới của bị hại.

“Nhiều người nghĩ từ tài khoản của mình chuyển vào một tài khoản khác của mình thì không thể mất. Thế nhưng với khả năng công nghệ cao, các đối tượng đã thực hiện thủ đoạn tinh vi rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản” - trung tá Định cho hay.

Thượng tá NGUYỄN ĐÌNH KHUYÊN, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh khẳng định, cơ quan công an cũng như các cơ quan tố tụng luôn làm việc trực tiếp và không bao giờ làm việc hoặc yêu cầu người dân chuyển tiền thông qua điện thoại, mạng xã hội. Do đó, người dân phải luôn tỉnh táo để không rơi vào bẫy lừa đảo. Trong trường hợp đã bị mất tiền giống như thủ đoạn nêu trên thì cần đến cơ quan công an trình báo sớm nhất.

Tố Tâm